Hoa Atiso là đặc trưng của vùng đất Đà Lạt- Lâm Đồng, nơi đây có thổ nhưỡng tuyệt vời để hoa atiso sinh trưởng và phát triển, người dân nơi đây từ lâu đã biết cách sáng tạo nên món canh giò heo hầm atiso bổ dưỡng, biến nó trở thành món đặc sản của ẩm thực Đà Lạt. Atiso không chỉ là loại thảo mộc quý cung cấp vitamin C, kali, các chất chống oxy hóa hỗ trợ phòng ngừa ung thư, loài hoa này còn được các chị em phụ nữ yêu thích nhờ làm nên hương vị thơm ngon và thanh mát. Hôm nay, Vua Máy Rửa chia sẻ cách chế biến canh Atiso chuẩn Lâm Đồng.
I - Nguyên liệu làm canh hoa Atiso
- 2 bông hoa atiso lớn (khoảng 300gr)
- 1 kg chân giò heo (nên chọn giò trước cho ngon)
- 1 củ cà rốt cắt khúc hoặc tỉa hoa tùy ý
- 1 quả bắp ngọt cắt khúc khoảng 5cm, chẻ đôi
- Nấm hương cắt bỏ chân
- Hạt sen, hành lá, ớt thái lát
- Gia vị: bột nêm, bột ngọt, tiêu, hành tím, tỏi
- 1 thau nước đá lạnh pha với nước cốt nửa trái chanh tươi, 1 nắm muối hạt
II - Các bước sơ chế canh hoa atiso
1. Sơ chế giò heo
Giò heo rửa sạch, chặt khúc vừa ăn, cho vào nồi luộc với chút muối. Khi nước sôi vớt giò heo ra, rửa sạch lại với nước lạnh. Ướp giò với 1 muỗng hành tỏi băm nhuyễn, 2 muỗng hạt nêm, 1 muỗng bột ngọt, 1/2 muỗng tiêu, 1 muỗng dầu ăn trong 15p cho giò ngấm đều gia vị.
Giò heo để nấu canh hoa Atiso thơm ngon
2. Sơ chế hoa atiso
- Cắt phần cuống hoa atiso, dùng dao tách bỏ lớp vỏ cứng bên ngoài, sau đó thái cuống hoa thành lát xéo, thả vào thau đá chanh ngâm. Hoa atiso vặt bỏ bớt vài nhánh hoa gần cuống đi. Dùng dao cắt hoa làm 2 hoặc làm 4, bỏ phần nhuỵ bên trong để nước canh được trong và không bị đắng. Sau đó cho hoa atiso vào ngâm chanh đá để hoa không bị thâm đen. Bước này cần thực hiện nhanh.
- Ngâm atiso khoảng 15p rồi xả lại dưới vòi nước cho thật sạch, vớt ra rổ để ráo nước.
3. Sơ chế các nguyên liệu khác:
Tiến hành sơ chế nấm hương, cà rốt, hạt sen, hành lá, ớt. Tất cả đều được rửa sạch trong chậu rửa bát, sau đó để ráo.
III - Cách nấu canh hoa atiso chuẩn Lâm Đồng
Bước 1: Bắc nồi lên bếp từ, phi thơm 2 thìa dầu ăn với hành tỏi băm nhuyễn và một ít ớt bột để món canh hầm trở nên hấp dẫn hơn. Đổ vào nồi một lượng nước vừa đủ ngập các nguyên liệu trên.
Bước 2: Cho giò heo vào nồi hầm rồi đun với lửa lớn đến khi nước hầm sôi, dùng thìa hớt bọt phía trên để nước hầm được trong, sau đó cho bông atiso, cà rốt, bắp ngọt, hạt sen, nấm hương vào hầm cùng. Nêm vào canh 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột ngọt
( Chú ý: không nêm nước mắm vì sẽ làm cho canh có vị chua )
Bước 3: Vặn nhỏ lửa, cài đặt chế độ hầm trên bếp từ ( một số bếp từ nhập khẩu, bếp từ cao cấp có chức năng hẹn giờ khi nấu ăn >> Tham khảo: Khám phá những tính năng ưu việt của bếp từ) , hầm cho đến khi chân giò và các nguyên liệu chín mềm. Trong quá trình hầm canh thỉnh thoảng dùng thìa hớt bọt ra ngoài cho nước dùng ngon và ngọt hơn. Nêm nếm lại gia vị lần cuối cho vừa ăn, thêm vào hành lá băm nhỏ và 1/2 thìa tiêu vào nồi rồi tắt bếp.
Một lưu ý nữa cần chú ý, nếu bạn đang sử dụng bếp từ nên sắm nồi hầm có đáy nồi nhiễm từ thì mới sử dụng được. Để nhanh, bạn có thể dùng nồi áp suất để hầm cũng rất nhanh và tiện.
Canh hoa Atiso nấu chân giò rất bổ dưỡng
IV - Trình bày và thưởng thức
- Đổ canh hoa atiso hầm giò heo ra một tô lớn, cho ớt thái lát, hành lá và một ít tiêu lên trên và thưởng thức.
- Có thể trộn ớt thái lát với 3 thìa nước mắm ngon để ăn kèm canh giò heo cho món ăn thêm phần thơm ngon, đậm đà.
*** Yêu cầu thành phẩm
- Canh giò heo hầm atiso trình bày hấp dẫn, dậy mùi thơm, có vị ngọt đậm đà.
- Nước canh màu trong, chân giò và các nguyên liệu hầm chín nhừ, đồng thời ngấm gia vị đậm đà tạo nên hương vị thơm ngon đặc trưng của món ăn.
- Món canh hoa atiso nên dùng ngay lúc nóng cùng cơm trắng hoặc bún, mì. Có thể sử dụng trong ngày, chỉ cần hâm nóng lại trước khi dùng.
Trên đây là các bước làm canh hoa Atiso thơm ngon, bổ dưỡng. Chúc các bạn có thêm món ăn ngon trong thực đơn gia đình nhé!